Image default
Tin tức

Cần ghi những gì trong CV tuyển dụng?

Nếu bạn đang là sinh viên những năm đầu thì tấm CV có vẻ vẫn còn khá lạ lẫm. Song với những sinh viên năm cuối hay thực tập thì việc chuẩn bị một tấm CV là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu xem một tấm CV chuẩn cần có những thông tin gì.

Thông tin liên hệ

Đây là một phần đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng và là phần không thể thiếu trong một tấm CV. Ở phần này, bạn cần cung cấp đầy đủ những thông tin về tên tuổi, địa chỉ hiện tại, email liên hệ… và đặc biệt không được để thiếu số điện thoại liên lạc.

Một vài CV khi nộp lại không cung cấp số điện thoại cho nhà tuyển dụng. Điều này khiến cho cả người nộp và người nhận CV rất khó khăn để liên lạc cho nhau. Giả sử bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn và được nhận thực tập. Song chính bạn lại không biết thông tin đó vì lỡ không ghi số điện thoại. Dẫn đến những trường hợp đáng tiếc và mất đi cơ hội của chính mình.

Một tấm ảnh chân dung chuẩn mực cũng là khá cần thiết, cũng là phần tạo thiện cảm và sự ghi nhớ với nhà tuyển dụng.

Quá trình học tập

Đây là thông tin không quá quan trọng nhưng cũng rất cần thiết. Nhất là khi bạn đã hoặc sắp tốt nghiệp đại học ở một ngành có liên quan đến vị trí bạn tham gia ứng tuyển.

Thông thường về thông tin học vấn sẽ được ghi rất ngắn gọn và đơn giản. Bạn chỉ cần cung cấp tên trường cấp 3 cùng với ngành và trường đại học hiện tại (từng học) của bạn là đủ.

Kinh nghiệm việc làm

Đây sẽ là phần chính quyết định rất lớn sau khi bạn đã bước đầu lấy được cảm tình của nhà tuyển dụng bằng thông tin liên hệ và quá trình học tập. Phần này thường nằm ở vị trí dễ thấy nhất trong một tấm CV.

Ở mục này, bạn cần cung cấp những kinh nghiệm, những đơn vị, công ty và vị trí bạn từng làm việc trong quá khứ hoặc hiện tại. Bạn cũng nên cung cấp thêm những thành tích cá nhân nếu bạn là một freelancer. Các tác phẩm, sản phẩm từng thực hiện cực kỳ quan trọng nếu CV của bạn là để ứng tuyển và các vị trí liên quan đến thiết kế đồ họa hoặc âm nhạc.

Cần lưu ý rằng không nên cung cấp quá nhiều thứ trong mục Kinh nghiệm việc làm. Hãy đơn giản hóa mục này bằng cách lựa chọn những vị trí cao nhất hoặc có ảnh hưởng nhất đến công việc mà bạn ứng tuyển.

Đặc biệt bạn không nên cung cấp những công việc không liên quan đến vị trí hiện tại. Ví dụ như nếu bạn ứng tuyển vào vị trí thiết kế đồ họa thì nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm bạn từng đi làm bồi bàn ở đâu, dù cho đó là một thương hiệu rất nổi tiếng nào đó.

Sở thích cá nhân

Để có thể cho nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn hơn, bạn nên ghi thêm một vài thông tin về sở thích bản thân trong tấm CV của mình. Ví dụ nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí phóng viên mảng âm nhạc, thì sẽ rất phù hợp nếu bạn có sở thích thổi sáo tàu trong lúc rảnh rỗi.

Mục tiêu việc làm

Đây không hẳn là một phần quan trọng nhưng tùy theo nhà tuyển dụng mà bạn nên cân nhắc. Bạn nên tham khảo những người từng làm việc tại nơi bạn ứng tuyển, hơn thế là chính vị trí bạn ứng tuyển.

Kỹ năng

Các vị trí cụ thể sẽ yêu cầu những kỹ năng rất khác nhau. Có thể kể đến như vị trí thiết kế đồ họa sẽ yêu cầu kỹ năng sử dụng các phần mềm Adobe từ cơ bản đến thành thục. Vị trí biên tập viên sẽ yêu cầu bạn có thể sử dụng bộ phần mềm Microsoft Office ở mức nhất định.

Thành tựu và chứng chỉ

Là nơi bạn cần đưa ra những chứng chỉ có giá trị như điểm TOEIC, IELTS… hay các giải thưởng bạn từng đạt được ở một lĩnh vực có liên quan đến vị trí ứng tuyển.

5/5 - (1 bình chọn)

Related posts

Bật mí cách mua đồng hồ Edifice chính hãng

Ý nghĩa của nhạc cụ sáo đối với sự phát triển của trẻ em

Vũ Nhã Phương

Thế nào là tự vệ chính đáng

Leave a Comment