Image default
Tin tức

Thế nào là tự vệ chính đáng

Trong cuộc sống đôi khi có rất nhiều tình huống xấu xảy ra bất ngờ bạn cần phải phòng vệ. Vậy như thế nào là tự vệ chính đáng mà không vi phạm pháp luật? Hãy cùng gioithieubanthan tìm hiểu thông qua những thông tin chia sẻ dưới đây nhé!

1. Thế nào là tự vệ chính đáng?

Tự vệ có phải là phạm tội không?

Theo luật pháp thì tại điều 15 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi và được bổ sung vào năm 2009 đã quy định về việc tự vệ chính đáng như sau:

Tự vệ hay phòng vệ chính đáng không phải là phạm tội mà đây là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của đất nước, các tổ chức mà bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hay người khác. Đó là hành vi chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích đã nói ở trên.

Tuy nhiên nếu như vượt quá giới hạn của việc phòng vệ chính đáng đó là hành vi chống trả có mục đích rõ ràng quá mức cần thiết. Hành vi này không phù hợp với tính chất cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Những người có hành vi vượt quá giới hạn của việc tự vệ một cách chính đáng sẽ cần phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

>> Xem thêm: Bật mí 10 cách giới thiệu bản thân ấn tượng trong cuộc phỏng vấn

2. Tự vệ chính đáng cần hội tụ những yếu tố gì?

Hành vi tự vệ chính đáng có vi phạm pháp luật?

Để xem xét một hành vi có phải là phòng vệ bản thân chính đáng hay không thì cần phải hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:

Đối với phía nạn nhân:

Đây là người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức cũng như cá nhân người phòng vệ hay là người khác.

Hành vi này của người xâm phạm phải có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ còn tùy thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội khi bị xâm phạm. Tính chất xâm phạm ấy đã gây mức độ nguy hiểm như thế nào đến nạn nhân.

Chẳng hạn nếu như người sau khi bị đánh ngã vẫn còn có ý định tấn công tiếp, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của bạn.

Đối với người phòng vệ

Nếu như thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra là: tính mạng, sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, các lợi ích xã hội khác.

Thì vấn đề thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với người có hành vi xâm phạm.

Khi mà người kia gây tổn hại về sức khỏe cho bạn . Ngay sau đó bạn cũng gây tổn thương đến sức khỏe cho người đó.

Đối với hành vi chống trả là cần thiết:

Đó là sự thể hiện tính không thể không chống trả hay không thể nào bỏ qua hành vi xâm phạm đến các lợi ích xã hội.

Một khi hành vi chống trả là cần thiết thì mức độ thiệt hại dù có gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra do tự vệ chính đáng thì vẫn được coi là phòng vệ.

Mặc dù mức độ thương tích bạn đã gây ra cho người kia lớn hơn rất nhiều mức thương tích mà họ gây ra cho bạn. Nhưng điều quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của bạn.

Do đó trong những tình huống cần bạn vẫn có quyền phòng vệ chính đáng.

Mức độ cảnh cáo cho hành vi cố gây thương tích và làm tổn hại đến sức khỏe của người khác do bạn vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng cũng rất lớn. Bạn có thể bị phạt cảnh cáo cải tạo không giam giữ từ 1 – 2 năm tù. Nặng thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm tùy theo mức độ thương tích của người bị thương.

 

Vậy qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bạn đã hiểu như thế nào là tự vệ chính đáng chưa ạ! Nếu còn bất kì thông tin thắc mắc nào bạn có thể liên hệ để được tư vấn pháp luật miễn phí thông qua luật Dương Gia nhé!

Thông tin liên hệ tư vấn: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA – Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 1900.6568

>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ kinh nghiệm quý báu khi đi làm thêm

5/5 - (1 bình chọn)

Related posts

Cần ghi những gì trong CV tuyển dụng?

Vũ Nhã Phương

Tại sao Samsung Note 10 5G cũ là lựa chọn hoàn hảo trong phân khúc tầm trung?

Tìm hiểu thông tin về máy sấy khí nén tác nhân lạnh?

Leave a Comment